Có thể nói, mô hình kinh doanh B2B đã trở thành một khái niệm quen thuộc và ngày càng xuất hiện phổ biến trong ngành thương mại điện tử. Vậy thực chất B2B là gì? B2B có vai trò như thế nào trong kinh doanh? Mời bạn cùng tìm hiểu thêm trong bài viết dưới đây của Marketingtrongtamtay.
B2B là gì?
Vậy trong tiếng Việt, B2B là gì? B2B là từ là viết tắt của cụm từ Business To Business, nghĩa là mô hình kinh doanh thương mại mà trong đó, các giao dịch xảy ra trực tiếp giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Điểm khác biệt so với khách hàng cá nhân chính là doanh nghiệp sử dụng mô hình B2B sẽ luôn sở hữu quy trình mua hàng đặc trưng riêng để tiết kiệm thời gian, tiền bạc. Đây là lý do tại sao khi mua hàng, doanh nghiệp thường chú trọng tới sự logic, còn người tiêu dùng thường bị ảnh hưởng nhiều bởi yếu tố cảm xúc.
Định nghĩa B2B
>> Đọc thêm: B2C là gì? Những mô hình kinh doanh B2C phổ biến hiện nay
4 mô hình B2B phổ biến nhất hiện nay
Hiểu rõ được B2B là gì, dưới đây là 4 mô hình B2B được áp dụng phổ biến nhất hiện nay trong hoạt động kinh doanh:
Mô hình B2B thiên về bên bán
Đây là mô hình phổ biến nhất tại Việt Nam bởi sự thông dụng, cũng bởi tiện ích mà nó đem lại cho các doanh nghiệp. Đây là mô hình B2B mà ở đó, nó sẽ là trung tâm phân phối cho các doanh nghiệp bên thứ ba các về mặt hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm. Hình thức để phân phối là một website thương mại điện tử, hoặc một website đem lại tiện lợi cho đối tác khi thực hiện những giao dịch tại đó.
Mô hình B2B thiên về bên mua
Đây là mô hình mà bên mua làm chủ nhưng vẫn hoạt động khá mạnh. Thông thường, nhu cầu bán sản phẩm của mình cho đối tác sẽ thông dụng hơn đối với các doanh nghiệp. Do đó, mô hình sản phẩm B2B chủ yếu thiên về bên mua ít phổ biến hơn rất nhiều. Các đơn vị kinh doanh sẽ nắm vai trò chính trong việc nhập về những sản phẩm, hàng hóa từ nhà sản xuất. Sau đó, những người bán khác sẽ truy cập vào website để báo giá và phân phối sản phẩm.
4 mô hình B2B phổ biến nhất hiện nay
Mô hình B2B thiên về bên trung gian
Đây được coi là một loại hình kinh doanh B2B khá phổ biến trên thị trường, bởi đây sẽ giữ vai trò kết nối trung gian giữa người mua và người bán. Hình thức hoạt động chủ yếu là doanh nghiệp nào có nhu cầu bán sẽ gửi sản phẩm, dịch vụ lên kênh trung gian này để quảng bá, phân phối. Những cá nhân, tổ chức có nhu cầu mua cũng sẽ thực hiện mua tại kênh trung gian.
Mô hình thương mại hợp tác
Đây là loại hình tương tự như mô hình B2B thiên về trung gian đang hoạt động. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất của loại hình này chính là sự tập trung và thuộc sự sở hữu của nhiều doanh nghiệp khác.
Vai trò của mô hình B2B trong lĩnh vực kinh doanh
Mô hình B2B có đặc điểm là các doanh nghiệp sẽ có một quy trình mua hàng riêng biệt. Điều này sẽ giúp tiết kiệm tiền bạc, thời gian và tối ưu hiệu quả, gia tăng cơ hội hợp tác giữa các doanh nghiệp. Bởi lẽ, các doanh nghiệp thường quan tâm và chú trọng đến yếu tố logic.
Vai trò của B2B
Do đó, khi khách hàng của bạn là doanh nghiệp thì bạn cần đánh mạnh vào tính logic của sản phẩm thay vì cảm xúc, bằng việc tập trung vào chức năng, đặc tính của sản phẩm. Bên cạnh đó, bạn còn cần hiểu rõ bộ phận thu mua gồm những ai, đóng vai trò nào trong quá trình thu mua của đối tác.
>> Đọc thêm: Communication là gì? Tips để thương hiệu giao tiếp tốt hơn với khách hàng
Kết luận
Mong rằng bạn đã hiểu thêm về khái niệm B2B là gì thông qua bài viết trên. Chúc bạn thành công trong việc kinh doanh và tiếp thị kinh doanh điện tử sản phẩm cho doanh nghiệp mình. Chúc các bạn thành công.