Thứ Ba, Tháng Một 19, 2021
Marketingtrongtamtay
No Result
View All Result
  • Home
  • Marketing
  • Chiến lược
  • Bán hàng
  • Thương hiệu
  • Tài liệu
  • Thuật ngữ
  • Home
  • Marketing
  • Chiến lược
  • Bán hàng
  • Thương hiệu
  • Tài liệu
  • Thuật ngữ
No Result
View All Result
Marketingtrongtamtay
No Result
View All Result

CEO là gì? Những tố chất cơ bản để trở thành CEO

Linh Linh by Linh Linh
Tháng Bảy 2, 2020
in Chiến lược
0
CEO la gi

CEO là gì? Có thể nói, một CEO không chỉ cần có những tố chất cần thiết như thông minh, tư duy chiến lược, sự nhanh nhạy, kiên nhẫn, mạnh mẽ, quyết đoán,… Đây chắc hẳn là một quá trình học tập không ngừng nghỉ. Vậy thực chất CEO là gì? Hãy cùng Marketingtrongtamtay tìm hiểu thêm về khái niệm này thông qua bài viết dưới đây.

Định nghĩa CEO là gì?

CEO là gì trong tiếng Việt? CEO là từ viết tắt của từ Chief Executive Officer, nghĩa là giám đốc điều hành. Đây là chức vụ điều hành cao nhất trong một tổ chức hoặc tập đoàn. CEO giữ trọng trách thực hiện tất cả các chính sách kinh doanh quan trọng và báo cáo cho hội đồng quản trị. CEO là người có quyền quyết định cuối cùng khi đưa ra quyết định cho doanh nghiệp.

Định nghĩa CEO là gì

Định nghĩa CEO – Chief Executive Officer

CEO chịu trách nhiệm chung trong việc xây dựng kế hoạch, chiến lược phát triển kinh doanh, thực hiện và định hướng của một doanh nghiệp nhằm tối đa hoá những mục tiêu tài chính của họ. Điều này sẽ bao gồm trách nhiệm đối với tất cả những thành phần và bộ phận trong doanh nghiệp. Giám đốc điều hành (CEO) còn là người vạch ra đường đi nước bước trong doanh nghiệp, là chìa khóa quan trọng trong mọi hoạt động của tổ chức. Hơn thế nữa, CEO là người xây dựng, phát triển, quảng bá thương hiệu, hình ảnh, nuôi dưỡng văn hoá của doanh nghiệp.

>> Đọc thêm: CMO là gì? 

CEO nắm giữ vai trò gì trong doanh nghiệp?

Hiểu được khái niệm CEO là gì, có thể nói, về tổng thể, nghĩa vụ và trách nhiệm của CEO sẽ bao gồm:

  • Thay mặt doanh nghiệp, chịu trách nhiệm phát ngôn với công chúng, các cổ đông và các cơ quan chính phủ.
  • Đề ra những quyết định trong doanh nghiệp trong ngắn hạn và dài hạn.
  • Thiết lập, triển khai tầm nhìn, sứ mệnh, mục tiêu của doanh nghiệp.
  • Đánh giá hiệu quả công việc của những lãnh đạo cấp cao trong doanh nghiệp gồm: giám đốc, phó giám đốc, trưởng bộ phận,…
  • Nắm bắt cơ hội từ thị trường, nhận diện những thách thức mà doanh nghiệp có thể gặp phải.
  • Đảm bảo việc doanh nghiệp thực hiện những cam kết có trách nhiệm với xã hội.
  • Đánh giá những rủi ro của doanh nghiệp, đảm bảo có thể giám sát và giảm thiểu đáng kể những rủi ro ấy.
  • Đề xuất mục tiêu chiến lược, đảm bảo những mục tiêu đó phải cụ thể và mang tính đo lường được.

Vai trò của CEO trong doanh nghiệp

Vai trò quan trọng của CEO trong doanh nghiệp

Những tố chất cơ bản để trở thành một CEO

Kiến thức đa lĩnh vực

Đây là một yếu tố rất cần thiết bởi CEO là người phải có tầm nhìn tổng quan đối với mọi thứ. Do đó đòi hỏi họ phải tích lũy một khối lượng lớn kiến thức, không chỉ ở lĩnh vực chuyên môn của mình mà còn ở nhiều lĩnh vực khác.

Nền tảng về quản trị

Đây là yếu tố nền móng cơ bản nhất để trở thành một nhà điều hành xuất sắc. Không chỉ cần lĩnh hội được tất cả những kiến thức về quản trị mà họ phải thường xuyên tự nghiên cứu, tìm tòi, cập nhật các kiến thức mới trong nhiều lĩnh vực để có thể bắt kịp với các xu hướng quản trị và điều hành doanh nghiệp một cách hiệu quả.

Những tố chất nào cần có ở một CEO?

Những tố chất cơ bản để trở thành một CEO

Kỹ năng, kinh nghiệm

Không chỉ là kinh nghiệm và kỹ năng chuyên môn, CEO phải là một người dày dặn vốn sống, thông hiểu về đối nhân xử thế. Do đó, muốn trở thành một CEO để có thể điều hành, tổ chức, quản lý tốt một tập thể thì bạn phải trải nghiệm, va chạm, thử thách bản thân trong nhiều lĩnh vực, nhiều hoàn cảnh khác nhau.

Khả năng chịu được áp lực

CEO là người phải chịu rất nhiều áp lực, do đó, một tinh thần thép là yếu tố quan trọng giúp họ vượt qua những khó khăn, thách thức, hoàn thành tốt vai trò của mình.

Tố chất bẩm sinh

Để trở thành một CEO chuyên nghiệp, ngoài việc phải được đào tạo bài bản và có định hướng, thì tố chất bẩm sinh là một yếu tố cực kỳ quan trọng. Vì vậy, không phải ai cũng có thể làm CEO. Những tố chất thường có ở một CEO bao gồm: Chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ), khả năng quan sát, tư duy khoa học, tổng hợp và phân tích, sáng tạo, sự nhanh nhạy, quyết đoán…

Kết luận

Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ đem đến cho bạn cái nhìn cụ thể hơn về khái niệm CEO là gì cũng như trách nhiệm và vai trò của họ trong doanh nghiệp. Mong rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích dành cho bạn.

5 / 5 ( 1 bình chọn )
Previous Post

AMA là gì? Những điều bạn cần biết về tổ chức AMA

Next Post

CMO là gì? CMO có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?

Next Post
CMO la gi

CMO là gì? CMO có vai trò như thế nào trong doanh nghiệp?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

No Result
View All Result

Bài viết mới

  • WordPress là gì? Vì sao nên sử dụng WordPress cho website?
  • Game Console là gì? Những điều có thể bạn chưa biết về Game Console
  • Target là gì? 3 cách target thị trường mục tiêu hiệu quả
  • Ching Chong là gì? Những điều có thể bạn chưa biết về ching chong
  • Email marketing là gì? Email marketing có chức năng gì?

Chuyên mục

  • Bán hàng
  • Chiến lược
  • Marketing
  • Tài liệu
  • Thuật ngữ
  • Thương hiệu
  • Uncategorized

Giới Thiệu

Marketingtrongtamtay là chuyên trang tổng hợp và cung cấp nội dung, kiến thức vềtổng hợp và truyền thông. Chúng tôi mong muốn cung cấp cho bạn đọc những thông tin cập nhật nhất, những kiến thức bổ ích nhất để giúp bạn đọc tìm ra giải pháp, chiến lược truyền thông phù hợp và hiệu quả cho doanh nghiệp của mình.

Liên Hệ

– Địa chỉ: Toà nhà Center Building – Hapulico Complex, Số 1 Nguyễn Huy Tưởng, Thanh Xuân, Hà Nội

DMCA.com Protection Status

Chính sách chung

  • Giới thiệu
  • Thông tin liên hệ
  • Chính sách bảo mật
  • Điều khoản sử dụng
  • Sitemap
  • Home
  • Marketing
  • Chiến lược
  • Bán hàng
  • Thương hiệu
  • Tài liệu
  • Thuật ngữ

© Copyright Ⓒ 2020, All rights reserved

No Result
View All Result
  • Home
  • Marketing
  • Chiến lược
  • Bán hàng
  • Thương hiệu
  • Tài liệu
  • Thuật ngữ

© Copyright Ⓒ 2020, All rights reserved