Marketing 4P là chiến lược Marketing được sử dụng rất phổ biến nhưng đến nay vẫn không hề bị lỗi thời. Hiện nay, trên thế giới, các thương hiệu lớn vẫn đang áp dụng chiến lược này và đạt được những thành công nhất định. Hãy cùng Marketingtrongtamtay tìm hiểu chiến lược Marketing của Starbucks để xem họ đã thực hiện như thế nào nhé.
Tổng quan về Starbucks
Starbucks được thành lập vào năm 1971 tại Mỹ và là chuỗi cửa hàng café hàng đầu trên thế giới. Hiện nay, Starbucks đã có hơn 17000 cửa hàng tại hơn 50 quốc gia trên thế giới. Vào năm 2013, Starbucks đã mở cửa hàng đầu tiên tại thành phố Hồ Chí Minh. Điểm USP của thương hiệu này chính là cung cấp một địa điểm khác ngoài cơ quan và gia đình, cung cấp những sản phẩm đa dạng với chất lượng tốt nhất.
Tổng quan về Starbucks – Chiến lược Marketing của Starbucks
Trước đây, Starbucks đã từng ra mắt một TVC có tên gọi là “Our Barista Promise: Love your beverage or let us know. We’ll always make it right”, nghĩa là nhân viên pha chế của chúng tôi luôn cố gắng làm hài lòng các bạn, nếu có bất kỳ vấn đề gì hãy cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ xử lý ngay. TVC này đã khẳng định được vị thế của Starbucks trước các chuỗi café khác.
>> Đọc thêm: Chiến lược Marketing của Oppo
Chiến lược Marketing của Starbucks – Phân tích chiến lược Marketing 4P
Vậy chiến lược Marketing của Starbucks có gì đặc biệt? Hãy cùng tìm hiểu 4 chữ P dưới đây:
Sản phẩm (Product)
Starbucks luôn luôn đổi mới sản phẩm để phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng. Các loại cà phê của Starbucks cung cấp được chia làm nhiều tiêu chí khác nhau nhằm đáp ứng được toàn bộ nhu cầu người tiêu dùng trên khắp thế giới.
Những tiêu chí của Starbucks là:
- Loại hạt cà phê: Cà phê rang xay, cà phê nguyên hạt.
- Độ rang: Rang kỹ, rang vừa, rang sơ.
- Độ Caffeine: Café decaf, cafe thường.
- Mùi vị: Café không vị và có vị.
Sản phẩm đa dạng của Starbucks
Starbucks cũng đã ước tính và nhận thấy, họ có thể thu hút cả những khách hàng không yêu thích café nhưng lại muốn trải nghiệm không gian của Starbucks. Từ đó, Starbucks đã phát triển thêm những dòng sản phẩm khác như: sản phẩm theo mùa, trà hoa quả, sản phẩm có giới hạn,…
>> Đọc thêm: Chiến lược Marketing của Biti’s
Price (Giá cả)
Những sản phẩm của Starbucks đều có mức giá cao hơn bình thường nhưng vẫn thu hút được đông đảo số lượng người dùng trung thành. Starbucks tập trung đánh vào giá trị sản phẩm và những thông tin đến khách hàng về sản phẩm của họ có chất lượng cao, trải qua những quy trình nghiêm ngặt nên sẽ không thể có giá rẻ. Bên cạnh đó, Starbucks còn tung ra những chiến thuật kinh doanh như: chỉ với 1$ sẽ có ngay một cốc cà phê, không giới hạn số lần tiếp café. Do đó, khách hàng đã bị thu hút bởi khuyến mại đó và đến với Starbucks. Ngoài ra, Starbucks cũng đưa ra những combo tiết kiệm khác để thu hút những khách hàng còn lo lắng về giá sản phẩm.
>> Đọc thêm: Chiến lược Marketing của Tiki
Place (Địa điểm)
Trong chiến lược Marketing của Starbucks, họ đưa ra tầm nhìn là việc xây dựng mối quan hệ với khách hàng cũng như cá nhân hóa khách hàng. Starbucks phân phối sản phẩm tại những cửa hàng trực tuyến, qua ứng dụng và cả những nhà bán lẻ. Starbucks đã có mặt tại hơn 40.000 cửa hàng, giúp thương hiệu này trở thành người dẫn đầu trong thị trường đồ uống cao cấp và cafe.
Cửa hàng Starbucks
>> Đọc thêm: Chiến lược Marketing của Coca Cola
Promotion (Khuyến mại)
Starbucks được coi là nhãn hàng “chịu chi” cho những hoạt động truyền thông, khuyến mại, với nhiều hình thức đa dạng và rất sáng tạo.
Cốc uống nước in logo của Starbucks
Hãy cùng làm một phép so sánh đơn giản giữa hai ông lớn là Starbucks và McDonald’s. Vào năm 2007, khi McDonald’s chi 727,7 triệu đô cho các hoạt động truyền thông, quảng cáo, thì Starbucks chỉ bỏ ra 16,6 triệu đô. Với ngân sách còn lại, hãng này dùng để tìm kiếm và mua các vị trí đắc địa cho những cửa hàng outlet của mình. Cùng với đó, họ còn tổ chức các sự kiện lớn tại các địa điểm khai trương nhằm khuếch trương tên tuổi của mình. Starbucks còn tổ chức nhiều hoạt động khuyến mại như in logo của hãng lên đồ dùng cá nhân (áo phông, bình giữ nhiệt, cốc uống nước,…). Thương hiệu này còn cộng tác với các nhãn hàng và người nổi tiếng khác để tung ra các phiên bản giới hạn.
Kết luận
Starbucks là một ví dụ điển hình cho sức mạnh của việc sử dụng chiến lược 4P trong marketing. Hy vọng thông qua bài viết này, bạn đã có trong tay những thông tin hữu ích về chiến lược Marketing của Starbucks.