Digital Media là gì? Hiện nay, trong lĩnh vực truyền thông kỹ thuật số đang ngày càng phát triển hiện nay thì câu thần chú “Content is king, media is queen” trở nên đúng hơn bao giờ hết. Chỉ những doanh nghiệp làm việc chăm chỉ và tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng mới có thể thu hút được nhiều khách hàng tiềm năng và gia tăng tỷ lệ chuyển đổi. Tuy nhiên thì không phải nội dung đều có cách để tạo ra như nhau và không phải phương tiện nào cũng đều phù hợp với chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp. Trong bài viết dưới đây, hãy cùng Marketingtrongtamtay tìm hiểu rõ về khái niệm Digital Media là gì và những đặc điểm của 3 hình thức Digital Media phổ biến nhất hiện nay nhé!
Khái niệm Digital Media là gì?
Digital media là gì? Đây chính là những phương tiện truyền thông số bao gồm bất cứ định dạng hoặc thiết bị nào được sử dụng nhằm truyền tải nội dung tín hiệu kỹ thuật số. Hiểu một cách đơn giản hơn, khi chúng ta đọc bài viết trên máy tính thông qua Internet, nói chuyện trên điện thoại hoặc xem một chương trình truyền hình, đó là khi chúng ta đang sử dụng phương tiện truyền thông số.
What is digital media? Digital media là gì (Ảnh: Internet)
Ngày nay, chúng ta có thể thấy Digital media ở mọi nơi, pha trộn đầy đủ giữa công nghệ và nội dung chúng ta nhìn thấy. Từ ứng dụng đến trò chơi, mạng xã hội hoặc bất kỳ điều gì trên internet đều được gọi chung là phương tiện kỹ thuật số. Ngay cả trong những trò chơi hay tin tức trên điện thoại và các mạng xã hội thì đều là phương tiện kỹ thuật số chúng ta sử dụng. Digital Media đang phát triển và thay đổi nhanh đến mức chúng ta có thể chứng kiến nhiều sản phẩm, nhiều phát minh xuất hiện mỗi ngày. Chính vì thế, những người làm digital media thường là chuyên gia trong lĩnh vực xã hội, phát triển web hay những marketer lâu năm…
>>> Đọc thêm: Phương tiện truyền thông là gì?
Đặc điểm của 3 hình thức Digital Media phổ biến nhất
Sau khi đã hiểu rõ được khái niệm Digital Media là gì thì dưới đây là ba hình thức Digital Media phổ biến nhất mà bạn nên biết, cụ thể là:
Paid Media
Khi nhắc đến quảng cáo, đa phần mọi người sẽ nghĩ tới định dạng truyền thông Paid media, có nghĩa là truyền thông trả phí. Đây là loại truyền thống nhất trong ba hình thức phương tiện kỹ thuật số mà bạn cần phải trả để tận dụng một kênh quảng cáo đang có. Paid Media thường bao gồm quảng cáo hiển thị kỹ thuật số, native advertising hay tìm kiếm phải trả tiền. Phương tiện trả phí này cho phép bạn có thể tiếp cận đối tượng với quy mô lớn và chú ý trực tiếp đến nội dung mà không cần quá bận tâm về phương tiện truyền tải.
Ví dụ nếu website của bạn không có thứ hạng cao trên các công cụ tìm kiếm thì bạn có thể mua quảng cáo google adwords cho keyword đó để nó lên trên vị trí cao nhất. Tuy nhiên, nhược điểm của hình thức quảng cáo trả phí này sẽ khiến khán giả bị ngập trong quảng cáo khiến họ khó chịu. Nhưng nếu được sử dụng đúng cách thì hình thức quảng cáo này sẽ thu hút khách hàng mới rất tốt vì nó tiếp cận được rất nhiều người.
Paid media là hình thức quảng cáo trả phí và nó được cho là phổ biến nhất hiện nay (Ảnh: Internet)
Earned Media
Truyền thông lan truyền tương tự như hình thức truyền miệng nhưng được thực hiện trên các nền tảng kỹ thuật số hoặc mạng xã hội. Nó bao gồm bảng xếp hạng SEO, các lượt đề cập trên phương tiện truyền thông xã hội hay những nội dung được chọn bởi một bên thứ ba khác. Trên thực tế, khách hàng của các doanh nghiệp có thể trở thành kênh quảng cáo của chính doanh nghiệp đó, cả về mặt tích cực lẫn tiêu cực. Earned Media hoàn toàn miễn phí và có được nhờ việc doanh nghiệp thực hiện chiến lược tốt trên các phương tiện truyền thông xã hội và SEO, cũng như có chiến lược PR bài bản. Doanh nghiệp hoàn toàn có thể mua một tài khoản để nhận xét tích cực trên các kênh mạng xã hội.
Để kiếm được Earned Media là chuyện không hề đơn giản nếu bạn đang trong lĩnh vực mang tính cạnh tranh cao. Nhưng nó lại hiệu quả vì bản chất của nó sẽ khiến nhiều người dùng tin tưởng hơn. Earned media thậm chí còn đáng tin cậy hơn quảng cáo trả phí vì nó sẽ khiến khách hàng dễ lắng nghe hơn là khi họ nhìn vào một quảng cáo thiếu sự tinh tế. Tuy nhiên, earned media sẽ khó kiểm soát vì rất có thể sẽ mang lại những luồng ý kiến trái chiều. Tuy nhiên, marketing truyền miệng là một lợi thế mà doanh nghiệp không dễ để có được.
Owned Media
Ít được quan tâm nhất trong ba loại phương tiện kỹ thuật số chính là phương tiện truyền thông sở hữu. Owned Media là bất cứ phương tiện truyền thông nào được thương hiệu của bạn kiểm soát trực tiếp, chẳng hạn như website của doanh nghiệp, tài khoản truyền thông xã hội hay blog. Đây là những thứ doanh nghiệp tự xuất bản trên kênh của doanh nghiệp và có thể điều chỉnh hoặc thay đổi nội dung nếu cần thiết. Quảng cáo trên facebook sẽ có chi phí thấp hơn so với quảng cáo google adwords.
Owned media giúp xây dựng các mối quan hệ hiện tại của doanh nghiệp với khách hàng cũng như tìm kiếm những khách hàng tiềm năng. Khi đối tượng của doanh nghiệp tương tác với những bài đăng doanh nghiệp, họ sẽ tìm hiểu thêm về doanh nghiệp của bạn nếu cảm thấy hứng thú. Hơn thế nữa, Owned media cũng có thêm lợi ích về tuổi thọ. Quảng cáo thường chỉ chạy trong khoảng thời gian ngắn, nhưng trên website doanh nghiệp sẽ vẫn tiếp tục thu hút khách hàng miễn là nó còn cập nhật và hoạt động. Tuy nhiên thì nhược điểm của Owned media là không đảm bảo rõ ràng như chạy quảng cáo trả phí. Bạn có thể tạo nội dung chất lượng cao, hình ảnh đẹp nhưng cũng chỉ có thể chỉ thu hút được rất ít người xem mỗi tuần.
Kết luận
Có thể nhận thấy, cả ba loại phương tiện kỹ thuật số trên đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng biệt. Đây chính là lý do tại sao doanh nghiệp nên sử dụng nhuần nhuyễn cả ba hình thức này và không nên tách biệt chúng bằng cách hiểu rõ được khái niệm digital media là gì và truyền thông digital là gì. Điều quan trọng nhất chính là tạo ra được những nội dung thích hợp để truyền tải trên đúng phương tiện truyền thông thích hợp.