Ma trận SWOT được coi là công cụ hữu ích cho các doanh nghiệp khi bắt đầu lên kế hoạch một chiến lược Marketing hay chiến lược kinh doanh. Ma trận này giúp người lập kế hoạch nắm được những điểm mạnh, điểm yếu, thách thức và cơ hội của doanh nghiệp nhằm giúp tận dụng tối đa những lợi thế cũng như tránh được rủi ro. Hãy cùng Marketingtrongtamtay tìm hiểu về ma trận SWOT là gì và những điều có thể bạn chưa biết về SWOT Matrix trong bài viết dưới đây.
Ma trận SWOT là gì?
SWOT là từ viết tắt của 4 từ trong tiếng Anh: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức). Có thể nói, ma trận SWOT là mô hình phân tích kinh doanh rất nổi tiếng dành cho doanh nghiệp.
Định nghĩa ma trận SWOT là gì (Ảnh: Internet)
Trong đó, những thế mạnh và điểm yếu là hai yếu tố nội bộ trong một doanh nghiệp. Ví dụ như tên tuổi trên thị trường, đặc điểm doanh nghiệp, vị trí địa lý,… và bạn có thể nỗ lực để thay đổi chúng. Cơ hội và thách thức là hai yếu tố từ bên ngoài như: đối thủ, nguồn cung ứng, đối thủ, mức giá thị trường và doanh nghiệp không thể kiểm soát.
Phân tích SWOT là gì?
Phân tích SWOT chính là một yếu tố quan trọng giúp tạo ra chiến lược sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Về cơ bản thì phân tích SWOT chính là phân tích các yếu tố như Điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), Thách thức (Threats) để từ đó bạn có thể xác định được hướng đi cho doanh nghiệp.
- Điểm mạnh – Strengths: Điểm mạnh của doanh nghiệp sở hữu, có thể mang lại lợi thế cho đối thủ.
- Điểm yếu – Weaknesses: Điểm yếu của doanh nghiệp, có thể gây bất lợi cho doanh nghiệp
- Cơ hội – Opportunities: Điểm doanh nghiệp có thể tập trung khai thác để có lợi thế
- Thách thức – Threats: Điểm doanh nghiệp có thể bị ảnh hưởng tiêu cực.
>>> Đọc thêm: Ma trận Ansoff là gì?
Ma trận SWOT bao gồm những yếu tố nào?
Strengths (Điểm mạnh)
Bạn cần trả lời những câu hỏi như:
- Thế mạnh của doanh nghiệp là gì?
- Lĩnh vực/đặc điểm nào bạn làm tốt hơn người khác?
- Nguồn tài nguyên nào mà chỉ doanh nghiệp bạn mới có hoặc có được ở giá thấp hơn các đối thủ?
- Đối thủ trong ngành nhận xét đâu là thế mạnh của bạn?
- Yếu tố nào dẫn đến những đơn hàng thành công?
- Ưu điểm bán hàng độc nhất của doanh nghiệp bạn là gì?
Bạn cần cân nhắc những lợi thế từ góc nhìn từ cả trong và ngoài cũng như những bạn cùng ngành. Nếu bạn cảm thấy khó khăn, hãy cứ viết ra những đặc điểm của doanh nghiệp và chắc chắn, một trong số đó sẽ là điểm mạnh của bạn.
Ma trận SWOT bao gồm những yếu tố nào? (Ảnh: Internet)
Weaknesses (Điểm yếu)
Đối với điểm yếu, bạn cần phải dựa trên cả góc nhìn khách quan và chủ quan. Bạn nên đặt ra những câu hỏi như:
- Bạn có thể cải thiện những điểm nào?
- Bạn nên tránh điểm nào?
- Người cùng ngành nhận xét đâu là điểm yếu của bạn?
- Điều gì khiến bạn không bán được hàng?
Opportunities (Cơ hội)
Những cơ hội mà doanh nghiệp của bạn có thể tận dụng thường đến từ:
- Xu hướng của công nghệ và thị trường.
- Những thay đổi trong chính sách của Chính phủ liên quan đến lĩnh vực của bạn.
- Thay đổi về mặt lối sống, xu hướng, xã hội, dân số,…
- Xu hướng của khách hàng.
Threats (Thách thức)
- Những trở ngại bạn đang phải đối mặt và cố gắng vượt qua là gì?
- Các đối thủ cạnh tranh đang làm gì?
- Công nghệ thay đổi va cải tiến có đe dọa đến vị trí trong ngành của doanh nghiệp bạn không?
- Bạn có khoản nợ xấu hay khó khăn tài chính nào không?
- Có những điểm yếu nào có thể đe dọa đến doanh nghiệp của bạn không?
>>> Tham khảo thêm: Ma trận GE là gì?
SWOT được ứng dụng trong những lĩnh vực nào?
Phân tích và xác định SWOT cực kì quan trọng. Điều này sẽ quyết định bước tiếp theo cho doanh nghiệp để đạt được mục tiêu. Các nhà lãnh đạo nên dựa vào ma trận SWOT để đánh giá xem mục tiêu đó có khả thi hay không. Nếu không, họ cần thay đổi mục tiêu và làm lại quá trình phân tích ma trận SWOT.
Ứng dụng của ma trận SWOT (Ảnh: Internet)
Dưới đây là một số lĩnh vực ứng dụng ma trận SWOT:
- Lên kế hoạch, chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp.
- Brainstorm các ý tưởng.
- Đưa ra các quyết định.
- Phát triển thế mạnh doanh nghiệp.
- Hạn chế hoặc loại bỏ điểm yếu.
- Giải quyết các vấn đề cá nhân như: vấn đề nhân sự, cơ cấu tổ chức, nguồn lực tài chính,…
>>> Đọc thêm: Ma trận BCG là gì?
Tìm hiểu Ma trận SWOT của Vietjet Air
Strengths – Điểm mạnh– Tăng trưởng thị phần tăng nhanh chóng qua từng năm. – Chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm thuộc hàng thấp nhất châu Á cũng như thế giới. – Thương hiệu Vietjet nổi tiếng bởi các hoạt động marketing mạnh mẽ – Hệ thống phân phối phủ sóng toàn quốc. |
Weaknesses – Điểm yếu– Chưa có được đối tác liên doanh. – Phải cạnh tranh ở các thị trường đã có hãng máy bay nổi tiếng, đặc biệt là tại thị trường Thái Lan. – Phần lớn lợi nhuận của VietJet đến từ hoạt động bán và thuê lại, về dài hạn hãng sẽ phải trả chi phí cao hơn so với giá thuê trung bình khi tuổi thọ máy bay tăng lên. |
Opportunities – Cơ hội– Việt Nam đang nổi lên là 1 điểm du lịch được ưa thích – Hiện hãng đã có các chuyến bay đều đặn tới Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia, Thái Lan và Campuchia. Trung Quốc nơi mà nguồn khách du lịch lớn nhất và tăng trưởng nhanh nhất. – Vị trí địa lý của Việt Nam rất thuận tiện cho việc vận chuyển hành khách đi từ Đông Nam Á tới Đông Bắc Á. – Việt Nam là nước đang phát triển nên hãng hàng không giá rẻ được nhiều người lựa chọn và sẵn sàng chi trả hơn. |
Threats – Thách thức– Môi trường cạnh tranh ngành hàng không ngày càng khốc liệt. – Sau khi tăng trưởng 20% – 30% trong giai đoạn 2012 – 2016, thị trường hàng không Việt Nam sẽ giảm tốc. – Tình trạng quá tải sân bay gây khó khăn khi muốn mở thêm nhiều chặng bay cũng như tần suất bay. |
Kết luận
Marketingtrongtamtay vừa chia sẻ đến bạn về khái niệm ma trận SWOT là gì cũng như sự ứng dụng của nó. Có thể nói, qua việc chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu và cơ hội cũng như thách thức của doanh nghiệp thì đây là một công cụ hữu hiệu giúp các doanh nghiệp đánh giá cơ hội, từ đó đưa ra những chiến lược kinh doanh đúng đắn. Tạo ra một ma trận swot thực chất không khó, nhưng nó đòi hỏi sự đầy đủ, chính xác về mặt thông tin để hạn chế rủi ro doanh nghiệp có thể gặp phải khi vận hành.