Paint Point là gì? Tại sao bạn cho rằng các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp bạn sẽ là những ý tưởng tuyệt vời? Đơn giản là bởi bạn đã xác định được “Pain Point” của khách hàng và biết rõ rằng sản phẩm/dịch vụ của bạn có thể giải quyết được các vấn đề của họ. Đây chính là cách thức mà các doanh nghiệp thành công bắt đầu. Vậy thực sự Paint Point là gì? Mời bạn cùng Marketingtrongtamtay tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!
Khái niệm Pain Point là gì?
Pain Point là gì trong tiếng Việt? Pain Point được hiểu là những vấn đề, những khó khăn mà khách hàng hiện thời hoặc khách hàng tiềm năng đang gặp phải. Thông thường, các doanh nghiệp muốn bán hàng được cần phải đưa ra những giải pháp để giải quyết giúp khách hàng những mối lo này.
Định nghĩa Pain Point – Pain Points là gì? (Ảnh: Internet)
Pain Point có thể lớn hoặc nhỏ. Nếu như cơ sở khách hàng, dữ liệu đủ lớn và công nghệ đơn giản để sử dụng thì việc xác định Pain Point có thể sẽ rất đơn giản. Nếu cơ sở khách hàng nhỏ nhưng số lượng pain point lớn hơn, phức tạp hơn, cần có nhiều nguồn lực để giải quyết thì lúc này Pain Point thường trở thành các mục tiêu, vấn đề doanh nghiệp cần đầu tư khảo sát thị trường và phát triển sản phẩm/dịch vụ.
>> Đọc thêm: Marketing là gì?
Lifebuoy là một nhãn hàng hiểu được pain point khách hàng nên đã rất thành công. Có một thực tế, thì người lớn hay trẻ con đều rửa tay một cách qua loa, hời hợt. Theo khoa học nghiên cứu thì bạn cần rửa tay tối thiểu trong 1 phút thì mới có thể sạch được. Hiểu được điều này nên lifebuoy đã nghiên cứu và ra mắt sản phẩm rửa sạch tay trong vòng 10 giây. Hiện nay sản phẩm này được bán rộng rãi trên toàn quốc và nhận được sự ủng hộ tích cực
Chiến dịch của lifebuoy nhờ nắm được rõ pain point (Ảnh: Internet)
Phân loại Pain Point
Hiểu được khái niệm Pain Point là gì, dưới đây là 4 loại Pain Point phổ biến nhất mà bạn cần ghi nhớ:
- Financial Pain Point – điểm đau về tài chính: Khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp bạn đang phải chi trả quá nhiều tiền cho các nhà cung cấp/dịch vụ/giải pháp hiện tại của họ và họ mong muốn giảm chi phí ấy xuống.
- Productivity Pain Point – điểm đau về năng suất: Khách hàng tiềm năng của bạn đang tốn quá nhiều thời gian dành cho các nhà cung cấp/dịch vụ/giải pháp hiện tại của họ. Họ mong muốn tiết kiệm thời gian cũng như sử dụng thời gian một cách khôn ngoan hơn.
- Process Pain Point – điểm đau về quá trình: Khách hàng tiềm năng của bạn cảm thấy quy trình của doanh nghiệp bạn quá lằng nhằng và phức tạp. Hoặc họ thấy rắc rối khi sử dụng website thương mại điện tử để mua hàng. Do đó, họ muốn có một giải pháp dễ dàng hơn.
- Support Pain Point – điểm đau về sự hỗ trợ: Khách hàng của bạn không nhận được sự hỗ trợ ở khâu tư vấn và mua hàng.
Phân loại Pain Point phổ biến hiện nay (Ảnh: Internet)
Làm thế nào để tìm chính xác Pain Point của khách hàng?
Trao đổi với những khách hàng hiện tại
Một trong những cách thức dễ dàng nhất để tìm ra Pain Point của khách hàng chính là hỏi những khách hàng hiện tại của bạn. Bạn có thể áp dụng phỏng vấn trực tiếp, gửi các bản khảo sát hoặc hỏi khách hàng về những vấn đề mà họ đang gặp phải. Nếu bạn đã từng kinh doanh, bạn sẽ dễ dàng biết cần phải hỏi như thế nào để tìm được Pain Point của khách hàng, từ đó đưa ra những ý tưởng để giải quyết chúng.
Làm thế nào để tìm chính xác Pain Point của khách hàng? (Ảnh: Internet)
Trò chuyện với các salesman
Salesman là những người tiếp xúc trực tiếp và gần gũi nhất với khách hàng. Đặc biệt hơn, những người thuộc bộ phận Telesale là người có nhiệm vụ trò chuyện, tư vấn các vấn đề khi khách hàng gặp phải nhưng chưa được giải quyết. Do đó, để hiểu được về những điều bạn đang băn khoăn, hãy có những buổi trao đổi cùng với các salesman.
Nhìn vào Pain Point của đối thủ cạnh tranh
Bên cạnh những cách thức trên, ngoài việc tập trung khảo sát thị hiếu của khách hàng và sản phẩm, bạn đừng quên nghiên cứu những chiến lược của các công ty đối thủ. Hãy tự đặt ra những câu hỏi như: Đối thủ đã sử dụng Pain Point của khách hàng như thế nào? Đối thủ đã nhấn mạnh đến vào ưu điểm gì?… Sau đó cùng tập trung đi tìm đáp án cho những câu hỏi đó.
>>> Xem thêm: Sponsor là gì
Kết luận
Nếu bạn đã biết và hiểu rõ khái niệm và tầm quan trọng của pain point là gì thì nó có thể giúp bạn vẽ ra chân dung khách hàng tiềm năng một cách dễ dàng hơn. Hy vọng rằng bài viết trên ngoài việc chia sẻ đến bạn về khái niệm Pain Point là gì thì sẽ gợi ý những cách để tìm ra Pain Point của khách hàng. Mong rằng đây sẽ là những thông tin hữu ích giúp doanh nghiệp của bạn hiểu rõ chân dung khách hàng, từ đó đưa ra chiến lược kinh doanh đúng đắn. Hãy nhớ rằng, pain point của khách hàng vốn không giống nhau nên hãy hiểu khách hàng để có được pain point chính xác nhất.