Là hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt Nam, Vietjet air đứng trước rất nhiều khó khăn và thách thức. Tuy nhiên với trách nhiệm và sự nỗ lực của mình, hãng đã đạt được nhiều thành công và khẳng định được vị thế của mình trong ngành hàng không trong nước và quốc tế. Một phần điều này nhờ vào những chiến lược marketing thông minh và độc đáo. Hãy cùng phân tích chiến lược marketing của Vietjet air có gì đặc biệt qua bài viết dưới đây.
Giới thiệu công ty hàng không cổ phần VietJet
Vietjet Air có tên gọi đầy đủ là công ty cổ phần hàng không Vietjet (tên tiếng Anh: Vietjet Aviation Joint Stock Company) được thành lập từ 3 cổ đông chính đó là Tập đoàn T&C, Sovico Holdings và HD Bank với số vốn điều lệ là 600 tỷ VND (tương đương với 37.5 triệu USD tính tại thời điểm góp vốn).
Vietjet Air đã được bộ trưởng Bộ tài chính Việt Nam phê duyệt và cấp giấy phép từ tháng 11 năm 2007 và trở thành hãng hàng không tư nhân đầu tiên tại Việt nam. Tuy nhiên cho đến năm 2011 Vietjet air mới bắt đầu hoạt động.
Ngoài ra, Vietjet air không chỉ vận chuyển hàng không, hãng còn cung cấp các nhu cầu tiêu đùng các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ thông qua ứng dụng công nghệ thương mại điện tử. Vietjet là thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) với Chứng nhận An toàn Khai thác (IOSA).

Phân tích chiến lược marketing 7P của Vietjet air
Chiến lược Marketing của Vietjet Air về sản phẩm
Vè chiến lược sản phẩm, Vietjet đã áp dụng chiến lược đa dạng hoá sản phẩm/ dịch vụ nhằm thu hút những khách hàng đang có nhu cầu sử dụng các dịch vụ liên quan mà vietjet hướng đến. Sau đây là một số dịch vụ mà vietjet cung cấp cho khách hàng.
- Vận tải hành khách hàng không nội địa và quốc tế.
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải: đại lý bán vé máy bay.
- Vận tải hành khách đường bộ.
- Dịch vụ hỗ trợ liên quan đến quảng bá và tổ chức tour du lịch.
- Xây dựng công trình kỹ thuật dân dụng khác: Xây dựng và khai thác các cơ sở vật chất cho việc bảo dưỡng máy bay, xây dựng và khai thác các trung tâm điều hành bay, xây dựng và khai thác cơ sở vật chất cho nhà ga sân bay.
- Giáo dục: Huấn luyện thực hành cho người lái, nhân viên kỹ thuật và các nhân viên chuyên ngành khác.
Vận tải hàng hóa hàng không: Vận tải hàng hóa công cộng thường xuyên nội địa và quốc tế. - Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải hàng không: Dịch vụ mặt đất, bảo dưỡng máy bay định kỳ và bảo dưỡng hàng không thường xuyên, dịch vụ cung cấp phụ tùng máy ba, dịch vụ tiếp nhiên liệu máy bay.
- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại: Khai thác máy bay có sức chứa lớn, máy bay hàng không chung trên mặt đất và mặt nước; khai thác máy bay thuê.
Trong năm 2020, Vietjet đã mở mới 8 đường bay đến các nội địa khác, chuyên trở trên 15 triệu hành khách trên toàn mạng bay và thực hiện 79.000 chuyến bay với hơn 120.000 giờ bay an toàn. Nhờ vào việc áp dụng các phương thức khai thác mới, phát triển các mảng vận tải hàng hoá. Hãng đã vận chuyển được hơn 60.000 tấn hàng hóa với gần 1.200 chuyến bay.
Bên cạnh đó, Vietjet tiếp tục chiến lược xác định khách hàng là trọng tâm và luôn luôn đổi mới, sáng tạo, ứng dụng những công nghệ cao vào tất cả các dịch vụ mà hãng cung cấp từ đó nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng. Hãng còn tập trung đầu tư vào các cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ và đón các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực hàng không.
Ngày 26 tháng 11 năm 2021, Vietjet và công ty SR Technics (Thuỵ Sĩ) đã ký kết thoả thuận trị giá 150 triệu USD về cung cấp dịch vụ kỹ thuật cho đội tàu bay A320 và A321 sử dụng động cơ CFM56-5B của Vietjet. Theo đó Swiss-AS và các công ty thành viên sẽ cung cấp cho Vietjet nền tảng về phần mềm AMOS trên thiết bị di động, tự động hoá và số hoá hoàn toàn công tác kỹ thuật, công việc đội ngũ kỹ sư Vietjet. Hãng sẽ tăng cường sử dụng và cập nhật các tác vụ của AMOS về kế hoạch tự động và lên lịch vận hành tàu bay, tối ưu quản lý ngân sách bảo dưỡng… Swiss-AS cũng sẽ cung cấp các khoá đào tạo cho đội ngũ quản lý và giáo viên (train the trainer) cho Học viện Vietjet với tần suất và quy mô lớn trong thời gian tới.
Với chiến lược sản phẩm này đã giúp cho Vietjet đáp ứng được rất nhiều nhu cầu khách hàng đồng thời thể hiện được sự uy tín của mình với hàng loạt dịch vụ công nghệ cao.
Chiến lược Marketing của Vietjet Air về giá
Ngay từ đầu khi thành lập, Vietjet đã hướng tới mô hình là một hãng hàng không giá rẻ LCC (Low Cost Carrier). Là hãng hàng không sinh sau đẻ muộn và chưa có nhiều tên tuổi, Vietjet air phải áp dụng chiến lược giá thấp để có thể cạnh tranh và tiếp cận được đến phân khúc khách hàng tầm trung. Như vậy hãng phải tối ưu hóa các chi phí không cần thiết.
Theo đó Vietjet Air hiện chỉ khai thác duy nhất một dòng tàu bay giúp Vietjet Air có thể quay vòng nhiều chuyến, đi về trong ngày, giảm được chi phí vận hành và các chi phí ăn ở cho đội bay. Dòng máy bay này cũng là dòng tiên tiến với tuổi đời chỉ mới 3,3 tuổi. Với nó Vietjet có thể tiết kiệm được tối đa chi phí nguyên liệu là 15%. Ngoài ra, hãng cũng cắt giảm các chi phí hành lý đi kèm, bỏ các suất ăn trên máy bay… Vé cũng được bán online giúp giảm được tối đa chi phí vận hành.
Chiến lược Marketing của Vietjet Air về phân phối (Place)
Với chiến lược phân phối, Vietjet đã mở rộng và xây dựng mạng lưới phân phối rộng khắp để phục vụ mọi đối tượng khách hàng
Vietjet Air đã có 4 đường bay hàng ngày kết nối Hà Nội, Đà Nẵng, TP.HCM và Nha Trang. Hàng tuần có 500 chuyến bay. Năm 2020 Hãng đã mở mới 8 đường bay đến các nội địa khác, chuyên trở trên 15 triệu hành khách trên toàn mạng bay và thực hiện 79.000 chuyến bay với hơn 120.000 giờ bay an toàn.
Kênh phân phối được ứng dụng qua hệ thống bán vé: BSP của IATA (hiệp hội vận tải hàng không quốc tế). Vietjet cũng đáp ứng được các tiêu chuẩn tài chính, phi tài chính kênh nghiệm dựa trên tiêu chuẩn IATA. Vé máy bay chỉ định thanh toán với rất nhiều lựa chọn cho khách hàng.
Mới đây, Vietjet đã ký kết hợp tác toàn diện với Amadeus – đối tác công nghệ hàng đầu trong lĩnh vực hàng không và du lịch toàn cầu. Theo đó, Vietjet sẽ mở rộng mạng lưới bay và kênh phân phối ra toàn cầu đồng thời kết nối với hơn 446 hãng hàng không khác trong cùng hệ thống của Amadeus.
Chiến lược Marketing của Vietjet Air về xúc tiến
Quảng cáo
Năm 2013 Vietjet air đã đưa ra một chiêu PR rất ấn tượng và gây nên nhiều sự chú ý và tranh cãi của truyền thông và cộng đồng khi mời Ngọc Trinh và dàn người mẫu mặc Bikini nóng bỏng tạo dáng trên máy bay. Và chiến dịch này đã giúp độ nhận diện thương hiệu của Vietjet air tăng lên 98%.
Ngoài ra, hãng còn thành công với chiến dịch “Kết nối yêu thương – Yêu là phải tới”. Với định vị thương hiệu là một hãng hàng không thế hệ mới, chi phí thấp, Vietjet Air luôn luôn hướng đến việc tạo điều kiện cho tất cả mọi người đều có cơ hội bay. Hầu hết người tiêu dùng Việt vẫn có thói quen mua vé qua các đại lý thay vì đặt trực tiếp trên internet. Vietjet đã khơi gợi lên “giấc mơi bay cho mọi người dân Việt Nam” khi đánh vào tầng lớp trung lưu của thị trường Việt.
Với chiến dịch quảng cáo này, Vietjet đã thu về được những thành công nhất định trong việc thu hút khách hàng và cải thiện mức độ nhận diện thương hiệu với hơn 45 triệu lượt reach, 3.6 triệu engagement tại 9 quốc gia, vùng lãnh thổ triển khai chiến dịch, 31 triệu lượt xem video âm nhạc “Fly for Love”, 2.645 bài dự thi chỉ trong vòng một tuần, trong đó có hơn 700 bài dự thi đến từ Hàn Quốc, 350 bài đến từ Thái Lan và có hơn 8520 bài dự thi trong suốt chiến dịch.

Khuyến mại
Vietjet air cũng triển khai rất nhiều chương trình khuyến mãi hướng đến khách hàng. Trong ngày 26/11, người dùng nhập mã “BLACKFRIDAY” sẽ nhận ưu đãi giảm 50% – giá vé từ 0 đồng (chưa bao gồm thuế, phí) khi đặt vé máy bay Vietjet trên website chính thức vietjetair.com hoặc ứng dụng điện thoại Vietjet Air, fanpage facebook.com/vietjetvietnam (mục “Đặt vé”). Thời gian bay áp dụng từ 1/12/2021 đến 28/3/2022.
Đặc biệt, khách hàng được miễn phí thanh toán khi đặt vé và trả tiền qua ứng dụng Vietjet SkyClub. Đây là chương trình dành riêng cho khách hàng thân thiết của Vietjet. Bay cùng Vietjet giai đoạn này, hành khách nhận những phần quà bất ngờ cùng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ trên không như trà gừng mật ong, hướng dẫn theo dõi sức khỏe phòng chống dịch, các bài tập yoga, sản phẩm bảo hộ và vệ sinh kháng khuẩn… Đặc biệt, hãng lần đầu mang đến bộ ba sản phẩm chăm sóc sức khỏe trên tàu bay gồm: Sản phẩm dành cho phụ nữ có thai, chăm sóc sắc đẹp và tinh dầu thư giãn.

Kết luận
Nhờ sự nỗ lực và các chiến lược marketing thông minh và độc đáo, Vietjet đã trở thành một trong những hãng hàng không uy tín và nổi tiếng tại Việt Nam.
Xem thêm:
- Chiến lược Marketing của Biti’s – Cú “chuyển mình” đầy thành công
- Chiến lược Marketing của Tiki: Lấn sân sang Marketplace